Két làm mát dầu thuỷ điện

1. Két làm mát dầu thuỷ điện dạng tấm

két làm mát dầu thuỷ điện két làm mát dầu thuỷ lực bộ làm mát dầu thiết bị trao đổi nhiệt giải nhiệt dầu

Két Làm Mát Dầu Thuỷ Điện là giải pháp bảo vệ và tối ưu hoạt động của các ổ đỡ trục trong nhà máy thủy điện tuabin. Với nhiệm vụ chính của nó là làm mát dầu bôi trơn cho các ổ đỡ trục, bạc đỡ, bạc chặn… đảm bảo nhiệt độ dầu luôn duy trì ở mức ổn định (40-45°C) tăng hiệu suất và sự bền bỉ cho các thiết bị cơ khí của hệ thống.

2. Chọn bộ làm mát dầu thủy lực phù hợp với tính toán công suất sinh nhiệt

Khi chọn két làm mát dầu thuỷ điện, khách hàng không chỉ cần chú ý tới lưu lượng dầu cần làm mát, mà cần phải chú ý tới công suất tỏa nhiệt của hệ thống, thể tích bể dầu hoặc chu trình làm việc của hệ thống (làm việc liên tục hay ngắt quãng,…), từ đó có thể xác định được nhiệt độ ra của dầu.

-Nếu hệ thống thủy lực làm việc liên tục, dầu thủy lực sinh nhiệt liên tục do đó cần được giải nhiệt liên tục.

-Trường hợp hệ thống làm việc ngắt quãng, làm việc 3h, ngắt máy 3h,… Trong thời gian máy nghỉ, nếu bơm dầu vào bộ sinh hàn là hệ thống độc lập, thì hệ thống làm mát dầu vẫn hoạt động (tức là nhiệt sinh ra của hệ thống không tăng, trong khi đó PHE Taibong vẫn đang thực hiện quá trình làm mát dầu của hệ thống).

=> Bộ làm mát dầu thủy lực không cần quá lớn hoặc chuẩn như tính toán giống với hệ thống thuỷ lực làm việc liên tục.

-Bồn dầu quá nhỏ nhưng bơm cấp dầu lưu lượng quá lớn. Ví dụ, bồn dầu 200L, nhưng lưu lượng bơm dầu tới 200L /ph, tức là 1 phút hết 1 chu trình bơm xả, với trường hợp này, tính toán bộ làm mát dầu thủy lực và nguồn lạnh phải tốt và có công suất dự phòng. Nếu không, hệ thống có thể quá tải do nhiệt được sinh ra liên tục và tích tụ sau mỗi chu kỳ không được tản nhiệt hoàn toàn. Do đó quá trình chọn bơm cho hệ thống làm mát cũng đặc biệt quan trọng để có thể chọn bộ PHE phù hợp với hệ thống bể dầu.

-Khi chọn bộ làm mát dầu thủy lực PHE, cần chú ý tới cả 2 yếu tố: Lưu lượng làm việc và công suất trao đổi nhiệt.

VD:  cùng đáp ứng được lưu lượng làm việc 5000 kg/h, nhiệt độ dầu vào thiết bị trao đổi nhiệt là 53 độ C,  nhưng bộ A công suất max 20 KW, bộ B công suất max: 70 KW. Dẫn đến nhiệt độ ra của dầu sẽ có các sai khác. Bộ A, nhiệt độ dầu vào 53 độ C, ra chỉ đạt 49,5 độ C. Trong khi bộ B có thể vào 53 độ C, ra 41 độ C,…

Từ đó, ta có thể chọn bộ PHE đáp ứng được nhu cầu làm mát dầu phù hợp của nhà máy thuỷ điện.

3. Quy cách thiết bị trao đổi nhiệt dạng tấm Taibong

4. Cấu tạo bộ trao đổi nhiệt dạng tấm Taibong

Bộ trao đổi nhiệt dạng tấm của Taibong được cấu tạo từ các tấm trao đổi nhiệt, làm từ vật liệu thép hợp kim Stainless steel, được ép bởi khuôn dưới áp suất cao hình thành lên dòng chảy giữa các tấm.

Các tấm trao đổi nhiệt được làm kín bởi các gioăng cao su (gasket). Các tấm trao đổi nhiệt nằm giữa hai khung thép (Frame) và được xiết chặt bởi bulong (Tighten bolt) tạo ra 2 dòng chảy ngược nhau có hệ số trao đổi nhiệt lớn. Top bar, Bottom bar, Support bar và Frame được liên kết chặt chẽ với nhau tạo thành bộ khung cho thiết bị trao đổi nhiệt đồng thời đóng vai trò giúp các tấm trao đổi nhiệt di chuyển phía trên.

Để có lựa chọn phù hợp với nhu cầu sử dụng, khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với Titania để được tư vấn 1-1 với chuyên gia của chúng tôi.

Vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây:

Công ty TNHH kỹ thuật Titania

Văn Phòng Hà Nội: 162 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội.

Nhà máy Hải Dương: Thôn Nam Thượng, Xã An Thượng, Thành Phố Hải Dương.

Tel: 02203-898-258 / Hotline: 0931-576-258

Email: saledept@titania.com.vn

Posted in Kiến thức chung

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*

DMCA.com Protection Status